DANH MỤC SẢN PHẨM

Bộ nhớ xưa và nay khác nhau như thế nào?

EGANY
Th 4 15/09/2021

Hơn 60 năm mà công nghệ lưu trữ thay đổi chóng mặt, từ 1 tấn thành mây khói!

Ổ cứng ra đời mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của công nghệ. Bắt đầu với những bộ máy khổng lồ với dung lượng lưu trữ khiêm tốn chỉ từ 5MB, sau 60 năm phát triển, sự xuất hiện của các ổ cứng di động có dung lượng siêu "khổng lồ" lên đến 60 TB, tăng gấp 12.000.000 lần so với chiếc ổ cứng được cho là đầu tiên, nhưng trọng lượng lại nhẹ tênh, thậm chí với sự phát triển của lưu trữ dữ liêu trên đám mây, khối lượng của các ổ cứng này hoàn toàn bằng không và không cần mang xách đi cồng kềnh, chỉ cần có kết nối internet là có thể truy cập được mọi lúc mọi nơi.

 

  1. Máy tính có bộ nhớ đầu tiên

Graphical user interface

Description automatically generated with low confidence

1956 - Tập đoàn máy tính IBM giới thiệu ổ cứng đầu tiên trên thế giới có dung lượng 5MB mang tên RAMAC 305. Ở thời kỳ đó, mỗi 1 MB sẽ có giá khoảng 10.000 USD, tương đương với 88.000 USD hiện nay.

 

Chiếc máy tính có ổ cứng ra đời đầu tiên năm 1956 do tập đoàn IBM phát triển, lúc đó có dung lượng vô cùng bé, 5 megabyte nhưng lại có kích thước khá khủng với trọng lượng lên đến … 1 tấn.

 

Chiếc máy tính có ổ cứng này có tên IBM 305 RAMAC ra đời dưới cơ chế đĩa quay. Kết cấu bằng đĩa kim loại từ tính 24-inch (1.200 RPM). Tại thời điểm đó, một chiếc ổ cứng với hệ thống động cơ quay bằng điện rất nặng bởi đĩa từ tính nặng gần cả tấn, chiếc đĩa lớn này là tập hợp của 50 chiếc đĩa từ tính ghép lại, với kích thước khoảng 24” mỗi chiếc. Với trọng lượng siêu khủng của mình, chiếc đĩa này cần một thời gian rất lớn để khởi động và tải dữ liệu với mức phí lên tới 28 ngàn USB mỗi tháng.

  1. Máy tính hiện đại với đa dạng các dung lượng lưu trữ 128GB, 256GB, 512GB, 1TB, 2TB

A picture containing text, screenshot, computer, computer

Description automatically generatedBước sang thế kỉ 21, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa cứng có kích thước mỏng, gọn, nhẹ nhưng dung lượng thì ngày càng tăng lên. Thu gọn tối giản chỉ 2.5 inch, trọng lượng chưa đầy 100g, nhưng tốc độ đem lại cực nhanh với tốc độ đọc và ghi có thể đạt tới hơn 540Mb/s. Tùy vào không gian lưu trữ của từng loại ổ đĩa khác nhau mà dung lượng ổ đĩa có thể từ vài trăm MB đến đến vài GB hoặc vài TB.

 

Có 2 loại ổ cứng phổ biến là SSD và HDD, trong đó:

  • HDD là viết tắt của Hard Disk Drive hay ổ đĩa cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trên các bề mặt phiến đĩa tròn làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Tâm của đĩa có gắn một động cơ, khi hoạt động các tấm đĩa sẽ được quay bởi động cơ này để đọc ghi dữ liệu.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều hãng nổi tiếng sản xuất ổ cứng HDD chất lượng khác nhau như là Samsung, Transcend, Toshiba, Western, Silicon … Đa số các sản phẩm ổ cứng của các hãng này được đánh giá có độ bền khá cao và dung lượng lưu trữ khá lớn.

  • SSD là viết tắt của Solid State Drive, tức ổ cứng thể rắn, ra đời như một giải pháp thay thế để tăng tốc cho các ổ cứng HDD truyền thống. Bên cạnh độ bền, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ, kích thước tối ưu hơn, người dùng còn được tận hưởng tốc độ vượt trội của SSD hay các giao tiếp SCSI, SATA thế hệ mới... với tốc độ truyền từ 600MB/s đến 3GB/s. Điển hình năm 2016, Seagate tung ra ổ SSD dung lượng cực khủng 60 TB với giá 400.000 USD. So với ổ cứng đầu tiên của IBM, chiếc ổ cứng này có khả năng lưu trữ gấp 12.000.000 lần và có giá rẻ hơn.

 

3. Đám mây lưu trữ

A picture containing text

Description automatically generated

Với công nghệ đang ngày càng phát triển như hiện nay thì việc lưu trữ dữ liệu đám mây là giải pháp tối ưu nhất giúp tiết kiệm được không gian, thời gian cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc.

Đây là dịch vụ cho phép người dùng có thể lưu trữ, sắp xếp, chia sẻ và quản lý các dữ liệu (tệp tin, hình ảnh, video, tài liệu,...) nhanh chóng, dễ dàng trên online. Người dùng chỉ cần kết nối Internet cho thiết bị là có thể truy cập và sử dụng dữ liệu mọi lúc mọi nơi.

 

Ngoài ra, sử dụng các dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây này cũng giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí cần thiết cho việc vận hành và các doanh nghiệp sẽ không cần phải bỏ ra các chi phí về nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng phần mềm.

 

Một trong những cái tên được nhắc đến gần đây trong danh sách lưu trữ đám mây là OneDrive. Đây là phần mềm được phát triển bởi Microsoft, được đa số người dùng tin chọn vì một số tiện ích mà OneDrive mang lại:

  • 15GB lưu trữ miễn phí hoặc 1TB lưu trữ thả ga chỉ với 20k/tháng
  • Đồng bộ dữ liệu online – offline, tự động tích hợp như một phần bộ nhớ máy tính, giúp gia tăng bộ nhớ cho máy tính với tính năng File – on – demand.
  • Truy cập được trên 5 thiết bị từ máy tính bàn, máy tính bảng, laptop, điện thoại, …
  • Bảo mật thông tin an toàn và đáng tin cậy với két sách bảo mật 2 lớp Personal Vault
  • Chia sẻ thông tin, dữ liệu một cách an toàn giữa các thiết bị với tính năng cài đặt mật khẩu và ngày giờ cho đường link bạn muốn chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

Hỏi đáp - Bình luận

Nội dung bài viết
DMCA.com Protection Status
Thu gọn